ĐÀO TẠO, Tin tức

MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA VÀ TIẾT KIỆM CHI PHÍ KHI LÀM VIỆC TẠI NHẬT BẢN

Văn hóa trong giao tiếp

Trong nếp sống hiện đại, người Nhật vẫn giữ được những nét truyền thống, họ rất coi trọng bản sắc văn hóa và đề cao giáo dục. Nhất là truyền thống hiếu nghĩa với cha mẹ tổ tiên, thủy chung vợ chồng, trung thành với bạn; kính trọng thầy cô, phục tùng lãnh đạo. Xã hội Nhật Bản có các nét đặc biệt về giao thiệp. Người Nhật thường cúi chào bằng cách gập người xuống (Ojigi) và độ hạ thấp tùy thuộc địa vị xã hội của cả hai người. Đây là một dấu hiệu quan trọng để tỏ lộ sự kính trọng.

– Nguyên tắc xếp hàng ở mọi nơi:

Người Nhật rất coi trọng tính kỷ luật, dù địa vị bạn như thế nào, làm công việc gì hay ở đâu, khi sử dụng các dịch vụ công cộng bạn đều phải xếp hàng theo thứ tự. Không có hiện tượng chen lấn xô đẩy nhau khi vào cầu thang, lên tàu điện ngầm,… Khi cửa thang máy hay tàu điện ngầm mở, xin hãy nhường đường cho hành khách ra hết rồi mình mới được bước vào theo lần lượt theo thứ tự hàng đã xếp. Điều này nói lên rất rõ quy tắc sống của con người Nhật, sống và làm việc theo nguyên tắc .

– Không đi giày vào trong nhà:

Khi đặt chân tới nước Nhật, các bạn hãy chú ý ngay đến phong tục giày dép đi đúng nơi quy định. Giày dép đi ngoài đường được coi là những đồ không vệ sinh, cấm kỵ mang vào sử dụng trong nhà. Đặc biệt khi tới các khu vực linh thiêng mang tính tâm linh như đền chùa ở Nhật, yêu cầu phải bỏ giày dép ra trước khi bước vào cửa.

Các khu vực khác nhau sẽ sử dụng loại giày dép khác nhau mà các bạn nên biết. Tới các công ty của Nhật làm việc, khi bước vào cửa bạn sẽ được hướng dẫn thay giày và sử dụng dép đi riêng trong nhà. Và nếu bạn sử dụng nhà vệ sinh, dép đi dành riêng trong khu vực Toilet cũng được yêu cầu thay ngay trước cửa. Đồng thời cũng đừng quên đổi lại dép khi ra khỏi khu vực này. Giày dép phải được xếp ngay ngắn thẳng hàng.

– Hạn chế việc ăn uống khi đang đi đường:

Tại Nhật Bản, việc vừa đi vừa ăn uống là điều nên tránh. Nó được coi là không lịch sự và mất vệ sinh. Tại các quầy ăn nhanh dọc đường, các bạn có thể ăn tại chỗ rồi vứt rác vào đúng nơi quy định. Trên các phương tiện công cộng như tàu điện ngầm, xe buýt, càng không nên sử dụng đồ ăn nếu không không bị coi là thiếu văn hóa.

– Không xăm hình:

Nhật Bản liên tưởng việc xăm hình có quan hệ với những băng đảng trong xã hội và tạo ấn tượng không tốt với người đối diện. Do vậy, các bạn thực tập sinh nên tránh xăm trổ trước khi đặt chân tới nước này.

Tiết kiệm chi phí

Chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của người lao động. Đặc biệt nước Nhật nổi tiếng với mức sống tốt nên chi phí cũng đắt đỏ hơn so với Việt Nam. Vậy với mức chi phí cao tại Nhật Bản thì trung bình 1 tháng bạn sẽ tiêu hết bao nhiêu tiền? Bí quyết tiết kiệm chi phí sinh hoạt để tích lũy khoản tiền lớn sau khi về nước như thế nào? Tất cả sẽ được Manstart branch nêu rõ cụ thể trong bài viết dưới đây.

Chi phí 1 tháng ở Nhật luôn nhận được sự quan tâm của nhiều lao động

Tại Nhật, mức lương cơ bản được tính theo giờ. Hàng năm, cứ vào tháng 10, Nhật Bản lại điều chỉnh mức lương tối thiểu theo từng tỉnh. Năm 2022, nước Nhật đã tăng mức lương bình quân tối thiểu lên 930 yên/giờ. Trong đó Tokyo là tỉnh có mức lương tối thiểu theo giờ cao nhất với 1041 yên, tiếp theo đến tỉnh Kanagawa 1040 yên, Osaka là 992 yên. Tỉnh có mức lương giờ thấp nhất là Kochi và Okinawa với 820 yên kế tiếp là Tottori, Iwate,… với 821 yên.

Như vậy, nếu mức lương tính theo giờ, 1 ngày làm 8 tiếng, 1 tháng làm trung bình 22 ngày công thì mức lương cơ bản của thực tập sinh tại Nhật khoảng 15 – 18 man/tháng (khoảng 25-36 triệu/tháng). Riêng đối với ngành xây dựng thì lương cơ bản cao hơn hẳn khoảng 20-25 man/tháng (khoảng 36-50 triệu/tháng). Nếu công ty/xí nghiệp có nhiều việc làm thêm sẽ giúp các bạn gia tăng thu nhập lên đáng kể.

Theo kết quả khảo sát các bạn thực tập sinh đi XKLĐ Nhật tại Manstart, mức lương mà các bạn TTS nhận được khoảng 20-28 triệu vnđ/tháng. Đây là tiền thực lĩnh sau khi đã trừ đi tất cả khoản chi phí sinh hoạt ở Nhật. Tuy nhiên, trên thực tế, có một số bạn thực tập sinh Manstart nhận mức lương thực lĩnh lên tới 35 triệu/tháng. Lý do có sự khác biệt này là công ty tiếp nhận ở Nhật có nhiều việc làm thêm, tăng ca ổn định và có nhiều chế độ hỗ trợ thực tập sinh như miễn/giảm tiền thuê nhà, …

Tìm hiểu các khoản chi phí sinh hoạt ở Nhật bản

Ngoài mưc lương thì chi phí sinh hoạt là điều mà NLĐ cần nắm rỗ để chuẩn bị một hành trang tốt nhất khi làm việc tại Nhật Bản. Trong đó người lao động sẽ phải chịu những khoản chi phí sinh hoạt cụ thể như sau :

+ Tiền nhà

+ Tiền gas, điện nước

+ Tiền ăn uống

+ Tiền thuế và bảo hiểm

+ Chi phí khác gồm: tiền mạng, tiền di chuyển, mua sắm,…

Đây đều là những chi phí cơ bản để NLĐ có thể sinh sống và làm việc ở Nhật một cách tốt nhất. Các khoản chi phí sinh hoạt này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: địa điểm làm việc, nhu cầu chi tiêu của mỗi người,…

Các khoản chi phí sinh hoạt tại Nhật – Bạn cần biết

Chi phí sinh hoạt 1 tháng ở Nhật hết bao nhiêu tiền?

Nhiều NLĐ thắc mắc rằng chi phí sinh hoạt trung bình tại Nhật trong 1 tháng sẽ tiêu hết bao nhiêu tiền. Dưới đây là chi tiết các khoản phí mà người lao động phải chi trả khi đi làm ở Nhật Bản.

Tiền nhà

Sang Nhật làm việc, NLĐ yên tâm rằng sẽ được bên xí nghiệp chuẩn bị chỗ ở để thuận tiện cho việc sinh sống và làm việc. Thông thường, chi phí tiền nhà sẽ dao động từ 5.000 – 10.000 Yên/tháng. Ngoài ra một số thành phố lớn như Tokyo hay Osaka thì tiền nhà có thể lên đến 20.000 Yên/tháng.

Tiền gas, điện nước

Đối với chi phí điện, nước, gas đắt hay rẻ sẽ phụ thuộc vào mức độ sử dụng của mỗi người. Mức giá sẽ dao động trong khoảng từ 5.000 – 10.000 Yên/tháng.

Riêng tiền điện sẽ dựa vào số lượng thiết bị và nhu cầu sử dụng của mỗi người. Còn tiền gas sẽ tăng cao hơn vào mùa đông bởi thời tiết tại Nhật khá lạnh. Tuy nhiên nếu bạn dùng tiết kiệm, sử dụng hợp lý thì khi chia từng người sẽ không tốn quá nhiều.

Tiền ăn uống

Thực tế, giá cả thực phẩm tại Nhật khá cao, đặc biệt là các loại sản phẩm nhập khẩu tươi sống. Vậy nên, trung bình 1 tháng bạn phải chi trả tiền ăn uống khoảng 20.000 – 30.000 Yên/tháng. Khoản tiền này nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nhu cầu ăn uống của mỗi người.

Tiền thuế và bảo hiểm

Tiền thuế và bảo hiểm là hai khoản bắt buộc mà NLĐ phải hoàn thành khi sang Nhật làm việc. Khoản tiền thuế sẽ dao động từ 3.000 – 6.000 Yên/tháng và được trừ trực tiếp vào tiền lương hàng tháng. Đối với tiền bảo hiểm NLĐ sẽ phải đóng các khoản gồm: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp… thường rơi vào khoảng 20.000 – 25.000 Yên/tháng. Sau khi kết thúc hợp đồng về nước trong thời gian 6 tháng NLĐ sẽ nhận được số tiền bảo hiểm xã hội khoảng 70 – 80 triệu đồng đối với thời hạn 3 năm làm việc.

Chi phí khác

Một số khoản chi phí khác bao gồm: tiền mạng, tiền di chuyển, mua sắm,… trung bình sẽ khoảng 5.000 – 10.000 Yên/tháng tùy thuộc vào nhu cầu chi tiêu của mỗi người. Trong đó, NLĐ có thể đi bộ hoặc lựa chọn xe đạp với địa điểm làm việc gần chỗ ở. Còn nếu bạn làm xa hơn thì sẽ có xe của công ty đưa đón tận nơi. Ngoài ra, NLĐ có thể sử dụng phương tiện công cộng là tàu điện để đi chơi xa với chi phí khoảng 100 Yên/điểm dừng.

Như vậy, trung bình chi phí sinh hoạt ở Nhật 1 tháng mà NLĐ cần phải chi trả khoảng 70.000 – 80.000 Yên/tháng. Ngoài ra khoản chi tiêu này còn phụ thuộc vào điều kiện tài chính và mức chi tiêu của mỗi người nên có thể nhiều hoặc ít hơn. Tuy nhiên với những khoản chi phí cơ bản này đã đảm bảo cho NLĐ có một mức sống ổn định trong thời gian làm việc tại Nhật.

Bí quyết tiết kiệm chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản hiệu quả

Thực tế cho thấy mức sống tại Nhật cao hơn so với ở Việt Nam cho nên các khoản chi phí trang trải cho việc ăn uống, sinh hoạt hằng ngày sẽ đắt đỏ hơn nhiều. Dưới đây là một số bí quyết giúp NLĐ tiết kiệm khoản chi phí sinh hoạt ở Nhật mà vẫn đảm bảo một cuộc sống tốt – Bạn có thể tham khảo

Các bạn thực tập sinh cần có bí quyết để tiết kiệm chi phí tại Nhật

Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý

Việc lập kế hoạch chi tiêu là điều cần thiết để người lao động có thể quản lý tài chính của mình tốt nhất. Bạn có thể lên kế hoạch theo tuần hoặc tháng cố định, phân chia các khoản phí như: ăn uống, quần áo, tiền điện, nước, gas, nhà ở, đóng bảo hiểm, tiêu dùng hằng ngày, đi du lịch,… để cân nhắc những khoản tiền sẽ tiêu. Sau thời gian 1 tuần hoặc 1 tháng bạn có thể tổng kết lại khoản tiền mà mình đã chi tiêu là bao nhiêu, từ đó cân đối tài chính cho hợp lý.

Tự mua đồ và nấu ăn

Tự nấu ăn là một cách được nhiều NLĐ áp dụng giúp tiết kiệm một khoản chi phí hằng ngày. Việc nấu ăn ở nhà mang đi làm sẽ đem lại nhiều lợi ích như: đảm bảo về an toàn thực phẩm, hợp khẩu vị với bản thân, tiết kiệm tiền mua thức ăn sẵn. Các bạn có thể nấu cho cả một ngày và chia thành các bữa nhỏ giúp tiết kiệm gas và công sức nấu nhiều lần.

Lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp

Giao thông tại Nhật vô cùng phát triển đặc biệt là phương tiện công cộng được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Tuy nhiên để tiết kiệm chi phí đi tàu điện hay taxi thì bạn có thể lựa chọn phương án đi bộ hoặc đi xe đạp với những địa điểm di chuyển gần.

Khác với xe máy phổ biến tại Việt Nam thì ở Nhật xe đạp là phương tiện di chuyển chủ yếu cho NLĐ. Bạn có thể tìm sắm xe đẹp ở tiệm bán cũ hoặc mua trực tiếp từ người dùng trước đó để không mất chi phí đắt đỏ. So với việc bỏ ra khoản tiền 2 – 3 Man (tương đương 4 – 6 triệu đồng) thì bạn chỉ cần bỏ ra 1,5 Man (khoảng 3 triệu đồng) là có được một chiếc xe đạp cũ chất lượng tốt rồi. Một bài toán tiết kiệm chi phí tuyệt vời mà bạn nên áp dụng khi ở Nhật Bản.

Xe đạp – phương tiện được nhiều thực tập sinh lựa chọn

Lựa chọn nhà mạng hợp lý

Phí sử dụng điện thoại tại Nhật cũng khá cao, đặc biệt là cuộc gọi nước ngoài khi bạn có mong muốn liên hệ cho gia đình người thân ở Việt Nam. Nếu bạn không kiểm soát và lựa chọn nhà mạng đăng ký phù hợp thì chi phí điện thoại cũng sẽ tăng cao. Do vậy điều bạn cần làm đó là tìm kiếm thật kỹ nhà mạng để đăng ký gói cước rẻ, hoặc sử dụng các ứng dụng gọi điện không mất phí như: Zalo, facebook,… để trò chuyện online tiết kiệm hơn rất nhiều.

Tham gia hoạt động miễn phí tại Nhật

Ngoài thời gian làm việc chăm chỉ thì bạn cũng cần phải tranh thủ nghỉ ngơi, giải trí đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Tại Nhật có rất nhiều địa điểm và chương trình vui chơi miễn phí hoặc được giảm giá nhiều nên bạn có thể tận dụng tham gia. Không những có cơ hội trải nghiệm nền văn hóa đặc sắc và vui chơi giải trí lấy lại tinh thần mà còn tiết kiệm được một khoản chi phí hiệu quả.

Mua hàng giảm giá

Nhật Bản có rất nhiều chương trình ưu đãi giảm giá sản phẩm đa dạng từ quần áo, đồ dùng cá nhân, đồ điện tử, thực phẩm,… đặc biệt vào thời điểm tháng 1, tháng 2 và tháng 4. Do vậy các bạn có thể canh đến đợt giảm giá để mua sắm sản phẩm giúp tiết kiệm chi phí đáng kể. Qua đó bạn vừa được sử dụng mặt hàng chất lượng đảm bảo tốt mà còn tiết kiệm một khoản tiền kha khá đấy. Đây cũng là một trong những cách quản lý chi tiêu hằng ngày được rất nhiều người lao động áp dụng.

Tổng kết

Thông qua bài viết này Manstart branch đã giúp bạn biết được các phong tục cơ bản và chi phí sinh hoạt ở Nhật. Đồng thời khoảng thời gian sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, NLĐ phải nắm được những quy định trong xi nghiệp và khoản phí cần chi tiêu để cân nhắc sao cho hợp lý nhất giúp đảm bảo cuộc sống ổn định, hài hòa với mọi người. Nhật Bản là đất nước phát triển cho nên mọi chi phí cũng sẽ đắt đỏ hơn rất nhiều. Tuy nhiên bù lại mức lương tại Nhật rất cao, công việc ổn định, chế độ đãi ngộ siêu tốt giúp bạn giải quyết được bài toán chi phí khi sinh sống ở Nhật.

Trong các buổi lên lớp Ông Trịnh Hồng Kiên Giám đốc chi nhánh luôn nhấn mạnh, nhắc nhở các bạn phải chăm chỉ học tập mọi lúc mọi nơi khi có điều kiện, nắn bắt văn hóa, phong tục, tập quán của nước Nhật để sống hài hòa với mọi người xung quanh và đặc biệt phải luôn đoàn kết, giúp đỡ, chia sẻ công việc ở xí nghiệp cũng như việc nhà. Cuối cùng cũng không quên nhắc nhở các bạn luôn luôn có tinh thần tiết kiệm, chia sẻ công bằng, chi tiêu hợp lý để có tích lũy khi trở về nước .

Back to list

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *