Văn hóa trong việc chào hỏi là một nét văn hóa riêng độc đáo mà người Nhật rất chú trọng. Thậm chí còn gọi thành một nét văn hóa gọi là Ojigi. Văn hóa Ojigi có 5 cách cúi chào mà chúng ta cần phải biết khi đến Nhật Bản sinh sống và làm việc.
Nhật Bản có nền văn hóa chào hỏi được gọi là Ojigi
Ojigi là một nét văn hóa rất được xem trọng ở xứ Phù Tang. Đây là một nét văn hóa rất độc đáo trên thế giới. Chào hỏi thể hiện được sự tôn trọng, lòng thành dựa trên các cấp độ khác nhau.
Thậm chí, Ojigi cũng được biết đến như một cách biểu lộ sự xin lỗi hay cám ơn một ai đó.
Đây là một văn hóa mà người Nhật rất coi trọng, vì vậy những bạn đi du học hay đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản cần biết để hòa nhập với cuộc sống ở đất nước này.
Khác với các nước phương tây, chào hỏi bằng bắt tay không được đánh giá cao ở Nhật, cúi chào mới là văn hóa chính.
Người dân Nhật Bản thường cúi đầu và nói một số câu như “Ohayo Gozaimasu.” hay “Ohayo” nghĩa là “xin chào” và sẽ nói sau khi cúi đầu.
Bạn phải cúi đầu khi người khác cúi đầu với bạn, đây là phép lịch sự trừ khi bạn là trưởng bối hoặc địa vị cao hơn rất nhiều.
Tư thế cúi chào
Văn hóa Ojigi có nhiều cách cúi đầu và mỗi cách thể hiện một ý nghĩa khác nhau, đối với mỗi trường hợp, cúi đầu sẽ có tư thế khác nhau.
Khi cúi đầu, bạn sẽ cúi từ phần eo và đầu thẳng với lưng. Lúc đó, bạn phải đứng thẳng và khép chân lại với nhau.
Tùy theo từng đối tượng, hay sự việc mà phân thành các cách chào khác nhau:
Kiểu khẽ chào (hay còn gọi là Eshaku)
Đây là kiểu chào dành cho những người cùng tuổi, hay địa vị, tầng lớp ngang nhau, mang ý nghĩa lễ nghi, dành cho những người quen biết nhưng không thân thiết lắm.
Cúi chào kiểu này sẽ có tư thế nghiêng 15 độ trong 1-2 giây.
Kiểu chào KeiRei – chào bình thường.
Đây là kiểu chào sang trọng hơn kiểu Eshaku, được sử dụng đối với cấp trên, người lớn tuổi, khách hàng hay với những đối tác làm ăn…v..v..
Đối với kiểu chào này, tư thế cúi chào sẽ là nghiêng người 30-35 độ và giữ nguyên trong vòng 2-3 giây. Nếu khi bạn ngồi thì hai tay úp xuống đất cách nhau 10 – 20 cm, cúi đầu cách sàn 10 – 15 cm.
Kiểu chào trang trọng nhất – Sai KeiRei
Đây là kiểu chào thể hiện sự tôn trọng cao nhất, không những thế, đây còn là cách thể hiện sự hối lỗi, niềm biết ơn và tôn kính tuyệt đối với những người có vị trí cao, với ông bà cha mẹ hay đối với Thần – Phật.
Kiểu chào này có tư thế nghiêng 45 – 60 độ và giữ nguyên trong vòng 3 giây sau đó mới ngẩng đầu lên.
NHỮNG LƯU Ý KHI CÚI CHÀO
Thật khó để nhớ các quy tắc cúi chào cùng một lúc, vì vậy hãy ghi nhớ hai điểm quan trọng sau đây.
Trước hết, sự kiện càng trang trọng, hoặc địa vị của người đối diện càng cao thì chúng ta càng phải hạ thấp khi cúi chào và càng nên để lâu càng tốt.
Việc chắp tay trước ngực khi cúi chào là một sai lầm. Ở Nhật Bản hiện đại, phương pháp này chỉ được sử dụng khi đến thăm một ngôi đền.
Cúi đầu chào được cho là cửa ngõ giao tiếp rất quan trọng và đôi khi còn có sức mạnh hơn cả lời nói. Nhưng nếu không xuất phát từ trái tim, thì lời chào cũng có thể trở nên vô nghĩa.
Vì vậy, chúng ta hãy cùng cố gắng “cúi đầu chào” một cách tự nhiên với sự tôn trọng và biết ơn đối với những người xung quanh cùng với một trái tim ấm áp nhé!